CÙNG EUSFRUIT CHÚC MỪNG NGÀY SINH NHẬT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

news-image

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác Hồ – Lịch sử và ý nghĩa ngày 19/5

Mỗi dịp tháng 5 về ngào ngạt hương sen cũng là dịp mà toàn Đảng; toàn Quân và dân ta kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5. Dường như trong tâm trí của mỗi người chúng ta; những người cán bộ, đảng viên, người lao động lại hồi tưởng về những kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa ngày sinh nhật của Bác Hồ trong bài viết này nhé!

Ngày sinh nhật Bác được tổ chức lần đầu tiên khi nào?

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh nổi tiếng là người sống giản dị, khiêm tốn; không thích phô trương và càng đặc biệt, không thích người khác tặng quà cáp nịnh bợ.

Tuy là vị chủ tịch vĩ đại được nhân dân cả nước rất mực yêu mến, tôn sùng, nhưng phải đến tận tháng 5/1946; lần đầu tiên toàn dân Việt Nam mới được biết đến ngày sinh của Bác. Theo Hồi ký “Tháng Tám cờ bay” của cụ Vũ Đình Huỳnh – nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nhân chứng lịch sử chứng kiến buổi lễ kỉ niệm ngày sinh nhật lần đầu tiên của Bác đăng trên báo Văn nghệ tháng 10/1993.

“…Sáng 18 tháng 5, Bác bước vào phòng tôi, bảo:

– Này, chú thông báo cho các vị trong Chính phủ biết ngày mai sinh nhật tôi. Đừng quên gọi các cháu thiếu nhi đến chơi với tôi nhé!

Tôi sửng sốt nhìn Bác. Con người rất mực khiêm tốn, thế mà đùng chỉ thị cho tôi tổ chức sinh nhật cho chính mình? Tôi toan hỏi Bác, nhưng Bác đã quay ra. Dừng lại ở cửa, Bác dặn thêm:

– Báo cho các anh ở Trung ương và các đoàn thể biết luôn mai kỷ niệm sinh nhật tôi.

-Hồi ký “Tháng Tám cờ bay” của cụ Vũ Đình Huỳnh – nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã chứng kiến buổi lễ chúc mừng ngày sinh nhật Bác lần đầu tiên-

Tôi gọi dây nói đi các nơi bàn về việc tổ chức sinh nhật Bác. Những nơi cần báo mà không có dây nói thì phải cử người đi đến tận nơi. Mọi người cằn nhằn với tôi về chuyện nước đến chân mới nhảy. Anh Trường Chinh cho rằng tôi đã được biết sinh nhật Bác mà không nói trước. Tuy nhiên, rồi người nọ báo thêm cho người kia; cho nên cả những người tôi quên rồi cũng được biết vào chiều ngày 18.

Ngày sinh nhật Bác Hồ là ngày nào? Tại sao lại tổ chức long trọng trong ngày sinh nhật Bác Hồ?

Hồi ký “Tháng Tám cờ bay” của cụ Vũ Đình Huỳnh – nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người đã chứng kiến buổi lễ chúc mừng ngày sinh nhật Bác lần đầu tiên.
Hôm sau, cả Hà Nội sáng lên màu cờ, biểu ngữ nói lên ý chí giành độc lập và chúc mừng Bác. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy anh em thợ điện tíu tít bắc thang chăng đèn kết hoa. Lễ mừng sinh nhật Bác được tổ chức vào tối hôm đó, tại Bắc Bộ phủ.

Không khí ngày hội chảy tràn trên phố phường, tới tận hang cùng ngõ hẻm. Từng đoàn người biểu tình tuần hành trên các đường trung tâm hô vang khẩu hiệu chúc thọ Bác và các khẩu hiệu cách mạng khác. Các cháu thiếu nhi ăn mặc quần áo đẹp, gõ trống ếch ca hát quanh Bắc Bộ phủ.

Cũng ngày hôm đó, vào buổi tối, tôi có nhiệm vụ phải tổ chức đón tiếp Cao uỷ Đác-giăng-li-ơ và ông Xanh-tơ-ni; cũng tại Bắc Bộ phủ. Đác-giăng-li-ơ từ Hải Phòng lên, Xanh-tơ-ni ở sẵn Hà Nội; hai người sẽ tới chào xã giao Hồ Chủ tịch. Thì ra Bác đã tính toán trước tất cả. Nếu họ tới mà không có sự đón tiếp nồng nhiệt thì không ra sao, sẽ có hại cho mối quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng. Nhưng nếu phải đón tiếp họ tưng bừng thì mình lép vế quá. Thế là ngày sinh nhật Bác được thông báo.

Đác-giăng-li-ơ và Xanh-tơ-ni tới Bắc Bộ phủ với gương mặt rạng rỡ. Chắc hẳn ông đô đốc nghĩ rằng không khí hội hè ở Hà Nội mà ông thấy là giành cho ông. Ở Bắc Bộ phủ, họ gặp nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam hơn là trong một cuộc đón tiếp bình thường; có cả các cháu thiếu nhi vẫy cờ và hoa. Cuộc thăm viếng xã giao vô hình chung biến thành cuộc đến chúc mừng nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều mà tôi tin là đối với Bác, ngày sinh của mình cũng phải là một ngày phục vụ được lợi ích của cách mạng…”.

Ý nghĩa ngày sinh nhật Bác Hồ

Với người dân Việt, 30/4 – 1/5, 2/9, 19/5 là những ngày đã đi vào lịch sử dân tộc. Trong đó, ngày sinh nhật Bác 19/5 được con cháu tưởng nhớ; vì đó là ngày sinh ra một con người vĩ đại của đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng của dân tộc; người cha thân thương, tôn kính của toàn dân. Ý nghĩa ngày sinh nhật Bác 19/5 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự ra đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi đầu cho một sự thay đổi lớn của dân tộc Việt. Ra đi tìm đường cứu nước từ năm 21 tuổi; chịu bao nhiêu cay đắng để tìm thấy con đường cứu nước; giải phóng dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ bao lâu.

Đây là dịp để con cháu Việt Nam tưởng nhớ công ơn Bác; thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Dù ở bất kỳ thế hệ nào, người Việt vẫn luôn nhớ tới những công lao; sự hy sinh to lớn của Bác để mang lại tự do; hạnh phúc cho mọi người. Tinh thần uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được lưu truyền từ xưa tới nay. Những bức tranh, tượng Bác Hồ lưu giữ hình ảnh vị cha già dân tộc được nhiều người lựa chọn; để thể hiện ý nghĩa ngày sinh nhật Bác ngày 19/5.

Ngày sinh nhật Bác Hồ năm nay sẽ là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm; lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu. Hãy cùng cố gắng tiếp tục tiến bước trên con đường dựng xây đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn.

“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa”!
                                                                   (Theo chân Bác-Tố Hữu).

 

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ KÍNH YÊU (19/5/1890)

ĐỜI ĐỜI GHI NHỚ CÔNG ƠN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI.

 

Chia sẻ
Chat